Dạy trẻ kỹ năng đọc nốt khi học đàn Organ

Phát triển kỹ năng đọc nốt trên đàn Organ là một việc rất quan trọng với những người mới tập chơi. Họ cần dành nhiều thời gian để luyện tập và không ngừng học hỏi. Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là thường xuyên thực hành trên đàn keyboard một cách có hệ thống, nếu tìm được phương pháp đúng, bạn sẽ phát triển kỹ năng đọc nốt nhanh hơn những người khác.

 

 
Nhiều bà mẹ cho con theo học đàn Organ thường có thắc mắc: “Bé nhà em học đàn võ vẽ 2 năm nay nhưng đọc nốt vẫn không chuẩn, cháu thường phải đếm dòng mới nhớ ra nốt. Anh Thắng cho em hỏi kinh nghiệm để dạy cháu học nốt và đọc bản nhạc thế nào cho nhớ với ạ.”

  • Để phát triển kỹ năng đọc nốt - trẻ cần tập phản xạ tốt 


Trên thực tế, không chỉ trẻ em mà cả người lớn khi mới học đàn đều khó có thể nhớ nốt và đọc nốt chuẩn nếu không có phương pháp đúng. Nhiều trẻ chơi rất tốt những bài nhạc cũ, những bài cô đã dạy trên lớp nhưng khi đưa bản nhạc mới thì đọc nốt rất khó khăn. Đây là chuyện hết sức bình thường. Người chơi cần rèn luyện phản xạ tốt thì mới đọc nốt tốt được. Cũng giông như khi bạn học lái xe, bạn không thể lái xe mà cứ cúi gằm mặt xuống nhìn cần số bởi nếu bạn làm như thế thì chỉ có nước đâm vào người ta thôi, mắt phải nhìn đường và biển báo chứ.

 

Đàn organ casio WK-7600

Đọc nốt khi học đàn Organ cũng giống như khi học sinh tiểu học đọc văn bản. Ở lớp 1 khi đọc một bài thơ, bé sẽ cần phải đánh vần nhưng càng lên lớp lớn hơn trẻ có thể cầm một văn bản nào đó và đọc ngay không cần đánh vần. Đó là do từ ngày được học chữ trẻ liên tục đọc và viết, lâu dần đã thành phản xạ có điều kiện. Người chơi đàn Organ cũng cần tập cho mình phản xạ có điều kiện như thế.
 
Bên cạnh đó, có những cháu học đánh vần rất nhanh nhưng một số cháu thì chậm hơn. Vấn đề chính ở đây không phải là trẻ tiếp thu chậm hay nhanh mà chính là phương pháp học chưa phù hợp. Thế mới nói, tại sao bạn học Hóa cô giáo này bạn không thể hiểu được gì nhưng học sang thầy giáo khác thì bạn lại cảm thấy môn Hóa không hề khó như bạn nghĩ. Điểm mấu chốt chính là tìm ra phương pháp đúng và phù hợp nhất.

 

Một cách luyện tập kỹ năng tự nhớ nốt rất hiệu quả mà nhiều trẻ đang áp dụng.
  • Xem lại phương pháp giảng dạy của giáo viên

Nếu bạn thấy bé nhà mình đã học được một thời gian dài nhưng kỹ năng đọc nốt của bé rất kém hoặc không được cải thiện nhiều > bạn nên tìm một thầy cô giáo khác hoặc trung tâm nhạc cụ khác để luyện cho con.    

Thông thương các thầy cô dạy nhac hay cho người chơi tập tác phẩm nhiều hơn các bài tập kỹ thuật .Lí do là nhiều khi cũng tại phụ huynh theo kiểu " học đàn mãi mà chẳng chơi được bài gì " .Các bài tập kỹ thuật luyện ngón thường rất khô khan và cũng có thể làm cho người tập chán (nhất là các bé) . Nhưng các bài tập đó (thường là do các giáo viên nước ngoài hoặc do các giáo viên có trình độ cao trong nước sưu tầm) lại là nền tảng cho kiến thức âm nhạc sau này. Theo nhiều giáo viên dạy đàn Organ lâu năm, cứ 3 tác phẩm học vui lại có một bài kỹ thuật ngắn hoặc trước khi tập đàn thì dành khoảng 5 đến 10 phút để tập chạy gam. Lâu dần sẽ thành phản xạ thứ tự nốt nhạc theo cả hai chiều ngược xuôi .


Đàn Organ Yamaha Psr E243

  • Phương pháp dạy trẻ nhớ nốt tại nhà

 Khi dạy trẻ nhớ nốt và đọc nốt tại nhà, các bậc phụ huynh tuyệt đối không dùng chữ viết tiếng Việt ,dùng số đếm để minh họa cho nốt nhạc . Nghĩa là anh muốn đọc được nốt thì bắt buộc anh phải nhớ vị trí . Nếu bạn có bé đang học đàn Organ, bạn có thể cùng bé chơi những trò chơi với bàn tay để bé nhớ nốt từng chút một. VD như: xòe bàn tay trái ra nó cũng có 5 dòng và 4 khe như dòng nhạc. Ngón tay phải chỉ vào dòng hoặc khe nào thì yêu cầu cháu đọc luôn tên của nốt ấy, mẹ và con cùng chơi con đố mẹ, mẹ đố con. Mỗi lần chơi chỉ cần nhớ vị trí của một nốt thôi không cần nhiều, nhớ rằng ngón út là Mi ,ngón giữa Si và ngón cái Fa nhé. Từ đó nếu cháu tập gam C tốt rồi thì việc đọc các nốt khác sẽ nhanh thôi.
 
Các bài tập kỹ thuật luyện ngón, chạy gam có tác dụng làm cho phản xạ của mắt, đọc nốt tốt hơn, tăng khả năng phản xạ của ngón tay với phím đàn (tự xếp ngón khi chơi bài mới). Làm cho ngón tay của bé dẻo và nhanh hơn, đồng thời trẻ cũng biết tự luồn ngón ,vắt ngón. Có thể nói nó còn giống như bài khởi đông trước khi chơi đàn. Chạy gam tốt còn giúp cho người chơi nắm được cấu trúc của gam, hợp âm. Ví dụ như gam C (đô trưởng ) thì có những nốt gì, gam G (son trưởng) thì có nốt gì thăng v.v.

  
  • Tăng thời gian tập luyện đàn Organ tại nhà

Ngoài thời gian học văn hóa và học đàn Organ tại trung tâm, bạn nên tăng thời gian thực hành dan Organ tại nhà cho trẻ. Nếu có một quy tắc để đọc nốt, đây là nó - bạn càng thực hành nhiều thì khả năng của bạn sẽ được nâng cao. Nhưng nên nhớ, cho trẻ thực hành đàn Organ tại nhà là chơi đàn, chứ không phải là “học đàn” Tuyệt đối không gò ép trẻ và ép buộc trẻ học.
 
Khi tăng thời lượng chơi nhạc, bạn nên tìm cách để sao cho hợp lý một chút nhé ,bạn nói với con rằng đây là chơi nhạc chứ không phải học mà thực tế là như thế. Bạn cũng nên nhớ rằng ngay cả những nhạc công người ta cũng phải vỡ bài tức là đọc và tập thử đối với bản nhạc mới chứ không phải là chơi ngay đâu nên khi dạy trẻ bạn cần kiên nhẫn và tuyệt đối không la mắng hay dè bỉu trẻ nếu trẻ không nhớ được nốt trên đàn. Thay vì ngồi hàng giờ bên đàn Organ, bạn nên chia nhỏ thời gian chơi đàn ra, mỗi lần chỉ cần chơi khoảng từ 15 – 25 phút.

  • Cha mẹ nên biết một chút về nhạc lý và đàn Organ

Tốt nhất là bạn nên chơi đàn cùng con tại nhà. Thế mới nói, khi cho con tập đọc, bạn cũng cần biết chữ và đánh vần tốt. Các bậc phụ huynh nên tìm đến một giáo trình âm nhạc cơ bản nào đó và học. Bạn phải biết một chút để chơi được cùng với con, đừng phó mặc hoàn toàn cho giáo viên . Bởi không ai dạy con tốt bằng bố hoặc mẹ. Bạn thử tưởng tượng nhé, bạn làm một bài toán khó. Hỏi mẹ? Không biết;  hỏi bố?  Không biết . Vậy có chán không ? Tất nhiên chỉ là những bước ban đầu thôi còn sau này bài vở khó hơn ta sẽ nhờ chuyên gia và các giáo viên.
 
Nếu bạn không biết nhạc lý, bạn có thể nhờ giáo viên chơi mẫu tác phẩm mà con bạn đã chọn, sau đó bạn lấy camera ghi lại. Sau khi bé đã tập được kha khá rồi thì ta mới bật cái clip ấy lên và cho trẻ chơi theo kiểu karaoke (nếu có điều kiện nối với bộ ampli thì càng tốt ). Làm theo cách này trẻ sẽ hào hứng hơn và chơi tốt hơn giống như đi trên đường có thêm người bạn vậy.Quan trọng hơn là trẻ tự biết được chỗ nào cần phải sửa mà không cần đến giáo viên.

  • Chú ý đến tư thế ngồi của trẻ khi chơi đàn Organ

Tư thế ngồi: Ngồi ngay ngắn giống như học sinh tập viết, lưng thẳng, hai cánh tay thả lỏng thoải mái, cổ tay thẳng với cánh tay và cao hơn phím đàn một chút. Hai bàn chân đặt tự nhiên trên sàn nhà, nếu chân bé ngắn quá thì kê chân bé bằng một cái ghế - cái này có tác dụng cho khỏi mỏi và còn để đánh nhịp nữa.
 
Cổ tay thả lỏng mềm mại không lên gân căng cứng. Khi mới tập các cơ ngón chưa linh hoạt nên khi bấm ngón này xuống thì ngón khác dựng ngược lên, cái này mẹ phải sửa ngay. Có thể bấm vào đây http://shopnhaccu.vn/blog/Tuthechoidan/ để xem tư thế tay chuẩn khi chơi đàn Organ. Khi bấm xuống phím đàn phải bấm bằng đầu ngón tay > ngón tay vuông góc với mặt phím đàn. 

Như vậy, chỉ cần bạn đồng hành với con trong quá trình tìm hiểu, học đàn và chọn được phương pháp học phù hợp nhất với trẻ là bé có thể luyện ngón, chạy gam, đọc nốt thật nhanh. Chúc các bạn và bé thành công.